Nhìn lại mốc kết thúc năm 2016, giá trị nợ xấu của Oil là 897 tỷ đồng (ước tính thu hồi 58 tỷ) có thể thấy, sau 7 năm, khối nợ xấu của doanh nghiệp này không có sự thay đổi nhiều, thậm chí còn vọt lên 905 tỷ khi kết thúc năm 2018. Ngoài ra, PVOil đã duy trì lỗ lũy kế suốt nhiều năm.
Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán OIL) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 sau kiểm toán, với doanh thu thuần hơn 104.213 tỷ đồng, tăng 80% so với cùng kỳ. Doanh thu này có được nhờ sản lượng bán cả năm tăng 27% so với 2021 với hơn 4 triệu m3 xăng dầu các loại.
Lượng tiêu thụ tăng nhưng giá và chi phí đội lên khiến hiệu quả kinh doanh kém khả quan, chững lại từ quý 3.2022. Doanh nghiệp này ghi nhận lãi hợp nhất sau thuế hơn 723 tỷ đồng, gồm lợi nhuận sau thuế công ty mẹ gần 651,2 tỷ đồng; cổ đông không kiểm soát hơn 72 tỷ đồng.
Đáng chú ý, mặc dù báo lãi nhưng sau kiểm toán số lỗ luỹ kế hợp nhất của đơn vị phân phối xăng dầu lớn thứ hai cả nước vẫn còn hơn 185 tỷ đồng (giảm khoảng 250 tỷ đồng so với trước soát xét).
Theo dữ liệu tài chính, PVOIL có khoản nợ phải trả gần 17.483 tỷ đồng và nợ thu khó đòi hơn 874 tỷ đồng, giá trị có thể thu hồi ước tính khoảng 32 tỷ đồng (tương đương 3,6 %).
Nhìn lại mốc kết thúc năm 2016, giá trị nợ xấu của Oil là 897 tỷ đồng (ước tính thu hồi 58 tỷ) có thể thấy, sau 7 năm, khối nợ xấu của doanh nghiệp này không có sự thay đổi nhiều, thậm chí còn vọt lên 905 tỷ khi kết thúc năm 2018. Ngoài ra, PVOil đã duy trì lỗ lũy kế suốt nhiều năm.
Được biết, Chủ tịch Hội đồng quản trị của PVOIL là ông Cao Hoài Dương (SN 1972). Tính từ thời điểm ông Cao Hoài Dương hoạt động trong Hội đồng quản trị của PVOIL là năm 2016 đến nay, tình hình kinh doanh của PVOIL có sự trồi sụt liên tục. Cụ thể, năm 2016, lợi nhuận sau thuế đang ở mức 565 tỷ đồng, đến năm 2018 bất ngờ sụt giảm về mức 17 tỷ đồng và đến năm 2020 báo lỗ 166 tỷ đồng.
Bình luận (7)





