Hãy là người đầu tiên thích bài này
KHI NÀO BỊ “ÚP BÔ” ?
Tác giả gửi đăng | 08:06

Hàng ngày đọc lướt các bài báo mình luôn thấy một vài câu: 

- Cổ phiếu tăng/giảm mà volume tăng/giảm là sắp úp bô rồi đấy. 

- Úp bô rồi, bán đi, bảo mà không nghe.

- Nghe mua theo nó, giờ lái nó úp bô rồi đấy, đã thấy chưa.

Thường xuyên, những câu này hầu như là câu cửa miệng của anh em nhỏ lẻ. Thị trường về cơ bản có thể phân loại thành 4 nhóm chính: 

1.    Những chú Gà – là những người đầu tư không có kiến thức về thị trường, chủ yếu là nghe phím hoặc không nghe phím nhưng tự đầu tư theo cảm giác, không chịu nghiên cứu bài bản, không có nguyên tắc hay hệ thống giao dịch.

2.    Những người từng mất tiền & có nghiên cứu chút đỉnh

3.    Nhóm Nhà đầu tư thông minh.

4.    Ngân hàng trung ương & FED  – họ không tham gia cuộc chơi, cũng không mặn mà cuộc chơi, điều họ quan tâm là NỀN KINH TẾ & các mục tiêu của chính phủ, nhưng chính họ lại là người chi phối cuộc chơi, các quyết sách tác động tới dòng tiền & trực tiếp tới các thị trường tài chính

5.    Market maker (nhà tạo lập - lái) – nhóm này được công nhận & hợp pháp vì nếu không có họ thì cũng chẳng có thanh khoản đầu tư để mà chơi. Nhóm này trực tiếp ảnh hưởng lên thanh khoản & chi phối trực tiếp lên giá cổ phiếu trong ngắn & trung hạn.

Vậy thì phân loại như này để làm gì?

=> Nhìn lại thì có 2 nhóm tiêu biểu  “tiền & quyền đè chết người” nhìn chung sẽ tác động chính lên giá tài sản tài chính như cổ phiếu.

Thứ 1, là nhóm các ngân hàng trung ương & FED => chính sách tiền tệ bao gồm các công cụ sẽ tác động trực tiếp lên lãi suất & thanh khoản thị trường từ đó có thể nắn dòng tiền thị trường ít đi hoặc nhiều lên tuỳ vào các mục tiêu kinh tế mà họ theo đuổi. Phân tích thì mất nhiều thời gian, đơn giản mình cần hiểu là họ chi phối quyết định của nhóm các nhà tạo lập thị trường. => Các nhà tạo lập sẽ luôn theo dõi các chính sách tiền tệ mà nhóm 1 theo đuổi để biết mà đánh lên hoặc phân phối ra.

Thứ 2, Nhóm nhà tạo lập => họ trực tiếp gắn liền với câu chuyện doanh nghiệp, thường thì bản thân mỗi doanh nghiệp sẽ có một hoặc nhiều nhóm tạo lập cổ phiếu riêng. View tổng thể nhóm này sẽ nhìn nhóm 1, nhưng view đánh lên hay tiếp tục tích luỹ giá phụ thuộc vào câu chuyện doanh nghiệp & xu hướng ngành ở tại thời điểm đó.

Còn lại 3 nhóm kia hầu hết sẽ là cầu tiềm năng!

Khái niệm ÚP BÔ được xem là khi tay to trao lại lượng hàng cho nhóm nhỏ lẻ. Tất nhiên tay to sẽ đến từ nhóm 1 và nhóm 2. Vậy hai nhóm này Úp bô như thế nào?

•    Nhóm 1: ÚP BÔ TẬP THỂ

Tại sao lại là Úp bô tập thể? Khi nhóm này thay đổi chính sách tiền tệ thông qua các chu kỳ nới lỏng & thắt chặt kể cả về định lượng & định tính thì họ trực tiếp thay đổi giá trị & lượng tiền trên thị trường chứng khoán. Khi các động thái nhóm này chuyển từ giai đoạn nới lỏng sang thắt chặt hầu hết các loại tài sản tài chính sẽ đều giảm, thậm chí giảm rất mạnh. 

Ví dụ là các đợt tăng lãi suất của FED gần nhất là năm 2022.

•    Nhóm 2: ÚP BÔ THEO SÓNG 

Nếu bối cảnh chính sách kinh tế đang không có gì thay đổi nền kinh tế vận hành bình thường, các nhà tạo lập thị trường sẽ tạo ra các con sóng thông qua việc tích luỹ & phân phối cổ phiếu dựa trên các câu chuyện doanh nghiệp. Thì đối với nhóm này gần đây mình nhận ra rằng có sự khác biệt rất lớn giữa việc chọn một cổ phiếu để đầu cơ & đầu tư.

o    Với case đầu cơ, thì đà tăng giá của cổ phiếu nó sẽ đi lên từ Game hoặc lợi nhuận không đến từ hoạt động core của doanh nghiệp. Bất kể cổ phiếu nào, thì nếu lợi nhuận đột biến không đến từ core chính, mình cho rằng đà tăng giá sẽ đều đến từ việc đầu cơ. => Đối với case đầu cơ thì mình chính thức sẽ bị ÚP BÔ sau khi hết game.

Ví dụ cái này dễ: hàng penny, midcap đầu cơ tuỳ giai đoạn theo dòng tiền, mình không tiện nêu rõ ràng tên cổ phiếu các bạn tự đánh giá đi... mỗi thời điểm sẽ có một mã kiểu tăng rất nóng lên rồi sau đó cũng cắm đầu tương tự gọi là các cây thông, tăng x2 rồi giảm cũng chia đôi hoặc về lại 0 ban đầu. Khá nhiều case.

o    Với case đầu tư, đà tăng giá của cổ phiếu nó sẽ đi đến từ core chính nội tại doanh nghiệp, loại này cực kì bền vững và tăng trưởng có thể liên tục hoặc tuỳ theo giai đoạn. => Đối với case này thì mình chính thức sẽ bị ÚP BÔ khi cổ phiếu hết đà tăng trưởng hoặc bị úp bô tổng thể bởi bối cảnh vĩ mô xấu.

Ví dụ cái này dễ: DGC, FPT, HPG, Bank,... nhiều, rất nhiều case dạng này.

Ngoài ra, việc nhận diện một cổ phiếu ÚP BÔ có thể dễ dàng hơn rất nhiều nếu như có sự kết hợp của phân tích kĩ thuật. Tất nhiên nó cũng sẽ tuỳ vào các mình phân tích cổ phiếu & tầm nhìn cổ phiếu của mình là ngắn hay dài hay trung hạn nữa.

o    Nhóm 1: Dạng đầu cơ hạng nặng thì có hai đỉnh nhíp, ngày phân phối giảm mạnh với khối lượng cực đại. (Sách Dan Zanger có nói về các dạng mô hình đảo chiều ngắn này)

o    Nhóm 2: Dạng cổ phiếu tăng trưởng nhưng phân phối trên nền tích luỹ lỏng lẻo và đi kèm câu chuyện cơ bản đạt đỉnh tăng trưởng hoặc giảm tăng trưởng. (đánh giá cùng với phân tích cơ bản doanh nghiệp)

Còn trong ngắn hạn việc ông to này bán, ông nhỏ kia mua là chuyện bình thường nhà binh. Cổ phiếu giảm rồi sẽ tăng lại theo đúng đường giá trị doanh nghiệp. Bán vì nhu cầu abc rồi sau đó thấy thị trường tốt xyz lại mua lại. Nên hiểu rõ là người nào đang úp bô mình, và úp mình trong bao lâu thì mới sống sót & tồn tại trên thị trường được.

Nếu thằng nhóm 1 mà Úp bô hạng nặng thì chạy, vứt của chạy lấy người cũng chạy. Hoặc kinh tế suy giảm nghiêm trọng, gặp thiên nga đen tác động cũng ráng mà chạy vì nó đến từ bối cảnh vĩ mô, chưa biết khi nào phục hồi. Như Nga vs Ukraine thì chứng khoán Nga chia đôi, MOEX từ 4000 về 2000 => Chạy là đúng, đừng ngoan cố. Nhưng sau đó kinh tế Nga bắt đầu phục hồi lại thì xúc lại thôi. Hiện nay PMI của Nga rất cao, khu vực sản xuất Nga rất tốt mặc dù vẫn đang duy trì chiến tranh.

Nếu không phải từ nhóm 1 thì còn lại phải đánh giá từ nội tại doanh nghiệp & xu hướng ngành xem còn có thể tăng trưởng được hay không. Nếu có, thì giảm là ngắn hạn sẽ phục hồi lại sớm thôi, còn nếu trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn, các hoạt động kinh doanh core chính bị thu hẹp hoặc dừng sản xuất thì cũng kiếm đường mà chạy. Đừng có phân bua là cổ phiếu quốc dân hay chủ tịch hứa này nọ kia. Ví dụ: HPG vẫn có quý lợi nhuận âm & tạo đỉnh tăng trưởng vì ngành mang tính chu kỳ. Tương tự MWG giai đoạn hiện tại đang khó khăn... nhiều lắm, tuỳ mỗi doanh nghiệp & mỗi ngành.

Nếu chơi đầu cơ thì cứ kĩ thuật dòng tiền mà đánh, nội tình 1 cái game thường sẽ đánh trong 1-3 tháng. Trong time đó thôi, tốt thì chơi mà xấu thì nghỉ. Tốt thì ăn nhiều mà xấu thì ăn ít hơn, không nên ngồi bắt đầu đếm cua trong lỗ, rồi kì vọng cổ phiếu từ x2 phải lên x4 hoặc x10. Rồi ôm đống cổ từ lãi sang lỗ toè le. Nhiều case lắm, mình thấy anh em nhiều người từ chiến thắng vẻ vang mà thành đống xác khô rồi.

Cuối cùng, mấy thanh niên suốt ngày Úp bô, tăng cũng úp mà giảm cũng úp bô thì rồi sẽ có ngày bị bô úp thôi! Chắc chắn rồi. Chúc anh em sớm úp bô được lái.

Theo dõi PHÂN TÍCH KĨ THUẬT CHUYÊN SÂU – Module tại đây!

Bình luận (42)

Nay tăng mạnh
08:53
Nay úp bô nhỏ lẻ, và tây lông quay lại nhặt dép
09:10
Hôm nay úp
09:29

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long. Hotline: 1900.633.543