Thị trường bất động sản TP.HCM đang bước vào giai đoạn tái định vị toàn diện với sự ra đời của “TP.HCM mới” – một siêu đô thị tích hợp đầu tiên của Việt Nam, hợp nhất không gian phát triển giữa TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu. Sự kiện này không chỉ mở ra cơ hội vàng cho nhà đầu tư cả nước, mà còn định hình lại bản đồ dòng tiền, trong đó khu vực Đông Bắc TP.HCM nổi lên như một “tọa độ kim cương” mới, đặc biệt ở phân khúc căn hộ trung và cao cấp.
Thị trường bất động sản TP.HCM đang bước vào giai đoạn tái định vị toàn diện (Ảnh minh hoạ)
TP.HCM mới – biểu tượng cho một tầm nhìn siêu đô thị
Ngày 1/7/2025, sự kiện chính thức vận hành mô hình chính quyền đô thị hai cấp và hợp nhất không gian phát triển giữa ba địa phương trọng điểm miền Nam đã đánh dấu bước ngoặt lịch sử: Sự ra đời của TP.HCM mới. Không đơn thuần là một phép cộng về địa giới, TP.HCM mới là hiện thân của một chiến lược phát triển toàn diện, với quy mô lên tới 6.700km², dân số trên 14 triệu người và GRDP đạt gần 2,4 triệu tỷ đồng, chiếm 1/4 ngân sách quốc gia.
TP.HCM mới được kỳ vọng trở thành một đô thị đa trung tâm, năng động bậc nhất khu vực, kết nối trực tiếp với mạng lưới đô thị toàn cầu. Với lợi thế lớn về nguồn nhân lực, hạ tầng, dịch vụ tài chính, công nghệ cao và logistics, thành phố đang hiện thực hóa mục tiêu lọt Top 100 hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu. Hàng loạt công trình trọng điểm như Metro, BRT, đường vành đai, cao tốc, đường sắt tốc độ cao được đẩy mạnh triển khai, tạo nên mạng lưới kết nối liên vùng và quốc tế mạnh mẽ.
Giữa dòng chảy phát triển mạnh mẽ ấy, khu vực Đông Bắc TP.HCM – nơi từng là phần lõi phát triển của tỉnh Bình Dương cũ – đang nổi lên như một “cực tăng trưởng mới”. Khu vực này hội tụ đủ các yếu tố lý tưởng: hạ tầng hiện đại, dân số trẻ, quỹ đất rộng, các khu công nghiệp – đại học lớn, và đặc biệt là các dự án hạ tầng trọng điểm đã và đang triển khai.
Theo các chuyên gia, sự hội tụ này đang biến Đông Bắc thành khu vực phát triển bất động sản đa chức năng: từ nhà ở cao cấp phục vụ chuyên gia, căn hộ trung cấp cho cư dân đô thị, đến bất động sản văn phòng, thương mại và đô thị thông minh bền vững. Nếu quy hoạch đồng bộ và điều phối hiệu quả, Đông Bắc TP.HCM hoàn toàn có thể trở thành “thung lũng Silicon” mới của Việt Nam – trung tâm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Đáng chú ý, khu vực này đang được hậu thuẫn bởi 5 dự án hạ tầng quan trọng:
Đầu tiên là mở rộng Quốc lộ 13 lên 60m, dự kiến hoàn thành năm 2025. Tiếp đó, đến năm 2026, tuyến Vành đai 3 TP.HCM đi vào vận hành sẽ rút ngắn thời gian di chuyển đến trung tâm thành phố, sân bay Long Thành và các khu công nghiệp trọng điểm. Thứ ba là tuyến đường ven sông Sài Gòn dài 100km, mở rộng không gian phát triển các đô thị ven sông hiện đại, đặc biệt đoạn đi qua Bình Hòa. Thứ tư là kế hoạch mở rộng Quốc lộ 13 qua TP.Thủ Đức lên 10 làn xe giai đoạn 2027–2028, cùng với trục đường trên cao kết nối Đinh Bộ Lĩnh – Xô Viết Nghệ Tĩnh. Cuối cùng là tuyến Metro số 2 kết nối trung tâm TP.HCM với Thủ Dầu Một, mang lại lực đẩy lớn cho các dự án dọc trục.
Các yếu tố này không chỉ tạo nên lợi thế giao thông vượt trội, mà còn góp phần định hình lại hành vi cư trú và đầu tư, thúc đẩy sự dịch chuyển dòng cư dân và dòng tiền đầu tư từ nội đô chật hẹp ra vùng ven tiềm năng.
Quang cảnh hội thảo
Phân khúc căn hộ lên ngôi nhờ giá trị thực và tiềm năng sinh lời
Cùng với làn sóng phát triển mạnh mẽ, phân khúc căn hộ – đặc biệt tại Đông Bắc TP.HCM – đang trở thành tâm điểm của các nhà đầu tư. Với tỷ suất lợi nhuận cho thuê có thể lên tới 7,5%/năm, căn hộ tại đây không chỉ phù hợp để ở mà còn là công cụ đầu tư dài hạn hiệu quả.
Chia sẻ tại hội thảo “Bất động sản siêu đô thị TP.HCM: Thời cơ vàng cho nhà đầu tư Hà Nội” do Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam tổ chức, các chuyên gia cho rằng, trước đây bất động sản Bình Dương cũ chỉ mang tính thị trường ngách, sản phẩm chủ yếu phục vụ nhà đầu tư bên ngoài. Tuy nhiên, khi trở thành một phần của TP.HCM mới, khu vực này đã vươn lên một tầm vóc hoàn toàn khác, với vị thế chiến lược trong hệ sinh thái siêu đô thị.
Ông Bùi Văn Doanh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam khẳng định: “Trước kia, nhà đầu tư đến Bình Dương chỉ vì giá rẻ. Giờ đây, họ đến vì tiềm năng sinh lời dài hạn. Giá thị trường ngách, nhưng vị thế là siêu đô thị”.
Một xu hướng đáng chú ý trong thời gian gần đây là làn sóng các nhà đầu tư từ Hà Nội “Nam tiến” mạnh mẽ, sau khi thị trường phía Bắc có dấu hiệu bão hòa. Sự khác biệt về tiềm năng, giá trị đầu tư và mức độ hoàn thiện quy hoạch đang thúc đẩy dòng vốn dịch chuyển vào các dự án quy mô lớn tại khu Đông Bắc TP.HCM – nơi giá còn “mềm”, quỹ đất rộng và chính sách bán hàng linh hoạt.
PGS.TS. Trần Đình Thiên phát biểu tại hội thảo
Theo PGS.TS. Trần Đình Thiên, TP.HCM không chỉ là trung tâm kinh tế mà còn là đô thị đáng sống với cấu trúc phát triển rõ nét, hệ sinh thái phong phú. TS. Cấn Văn Lực cũng nhận định: “TP.HCM có nhiều lợi thế vượt trội so với Hà Nội. Về quy mô, sau sáp nhập, thành phố lớn hơn gấp đôi. Về cấu trúc thị trường, TP.HCM có đa dạng phân khúc, đặc biệt là nguồn cầu nhà ở từ công nhân, kỹ sư và chuyên gia – điều mà Hà Nội không có nhiều”.
Giá căn hộ tại khu Đông Bắc hiện chỉ dao động khoảng 40–50 triệu đồng/m², thấp hơn đáng kể so với mức giá cao ngất tại Hà Nội. Sự chênh lệch này dẫn đến tính thanh khoản cao hơn, dễ tiếp cận hơn. Cùng với đó là các chính sách ưu đãi hấp dẫn như hỗ trợ vốn, miễn phí quản lý, chiết khấu cao – tạo điều kiện lý tưởng cho cả người mua ở thực lẫn nhà đầu tư lướt sóng.
Tâm điểm đầu tư dài hạn phía Nam
Nằm ngay trung tâm Đông Bắc TP.HCM, dự án căn hộ La Pura đang thu hút sự quan tâm lớn từ thị trường nhờ vị trí đắc địa mặt tiền Quốc lộ 13, pháp lý minh bạch và quy hoạch bài bản. La Pura sở hữu lợi thế “đón sóng” từ hàng loạt cột mốc hạ tầng: mở rộng Quốc lộ 13 (2027–2028), thông xe Vành đai 3 (2026), triển khai tuyến Metro số 2 và sáp nhập TP.HCM mới.
Dưới góc độ vĩ mô, sự hình thành TP.HCM mới không chỉ tạo ra siêu đô thị đầu tiên mà còn định hình một tâm thế phát triển mới cho toàn vùng Đông Nam Bộ
Chỉ với 300 triệu đồng thanh toán ban đầu, người trẻ có thể sở hữu căn hộ hiện đại với hệ sinh thái sống “trong sang ngoài xanh”. Mô hình “Urban Healing in Nature” giúp La Pura trở thành dự án tiên phong trong xu hướng sống dưỡng lành giữa đô thị: 4 tầng không gian cảnh quan liên hoàn, 10 tầng cây xanh, cầu hoa trên cao – mang đến “lá phổi xanh” đích thực giữa lòng thành phố.
Dự án còn tích hợp hơn 100 tiện ích nội khu như trung tâm thương mại, phòng gym, hồ bơi, thư viện, co-working space… Đặc biệt, mô hình “0-5-15-30” giúp cư dân dễ dàng tiếp cận tất cả tiện ích chỉ trong vài phút di chuyển: 0 phút đến tiện ích nội khu, 5 phút kết nối giáo dục – y tế – thương mại ngoại khu, 15 phút đến TP.Thủ Đức và Landmark 81, 30 phút đến trung tâm TP.HCM và sân bay Tân Sơn Nhất.
Dưới góc độ vĩ mô, sự hình thành TP.HCM mới không chỉ tạo ra siêu đô thị đầu tiên mà còn định hình một tâm thế phát triển mới cho toàn vùng Đông Nam Bộ. Trong đó, bất động sản Đông Bắc TP.HCM với ưu thế quỹ đất, hạ tầng, vị trí và chính sách linh hoạt sẽ là điểm đến hấp dẫn hàng đầu cho dòng vốn trung và dài hạn.
Theo TS. Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam – đây là thời điểm nhà đầu tư có tầm nhìn nên “xuống tiền”, đón đầu sóng hạ tầng và chính sách để đón nhận biên độ tăng trưởng lớn trong tương lai.
Khi Đông Bắc TP.HCM trở thành “vùng đất vàng” trong bức tranh siêu đô thị, phân khúc căn hộ – với tính thanh khoản cao, tiềm năng sinh lời ổn định – chắc chắn sẽ tiếp tục là lựa chọn ưu tiên của giới đầu tư chiến lược trong giai đoạn tới.
Khánh Yên





